Hàng Việt chịu sức ép tại Lào

Home / Tin tức / Hàng Việt chịu sức ép tại Lào

( Vietmyfeed ) – Hàng hóa Việt Nam vẫn thua kém của Trung Quốc, Thái Lan về chất lượng, mẫu mã… nên khó cạnh tranh được trên đất Lào.

tin-tưc-vietmyfeed
                                     Vải thiều Việt Nam bán tại một chợ ở thủ đô Viêng Chăn. Ảnh vietmyfeed.

Xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới Việt – Lào chỉ chiếm 4% trong tổng quy mô thương mại biên giới của cả nước đạt 1,1 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt hơn 400 triệu USD, giảm 9% và nhập khẩu đạt khoảng 700 triệu USD, giảm 32%.

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gồm thủy sản, da giày, may mặc và một số vật tư, sắt thép…; nhập khẩu chủ yếu là gỗ và sản phẩm gỗ, kim loại thường, quặng, nguyên phụ liệu thuốc lá…

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, một số hàng công nghiệp và hàng tiêu dùng của Việt Nam được xuất sang Lào, Campuchia từng bước thâm nhập hoặc xây dựng được các kênh phân phối ổn định tại 2 thị trường này.

Tuy nhiên, ông Hoàng Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thương mại Biên giới và Miền núi (Bộ Công Thương) nhìn nhận, hàng hóa Việt Nam chịu sự cạnh tranh gay gắt của hàng hóa Thái Lan, Trung Quốc tại thị trường Lào. “Tuy hàng hóa có cơ cấu tương đồng nhưng chất lượng, mẫu mã, ngôn ngữ quảng cáo trên sản phẩm và gái cả của hàng hóa Thái Lan, Trung Quốc đều tốt hơn”, ông Tuấn cho hay.

Mặt khác, ở tuyến biên giới Việt – Lào, hoạt động tại các khu kinh tế cửa khẩu gặp khó khăn, lượng khách tham quan, mua sắm giảm rõ rệt. Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của các quy định mới về thuế, đặc biệt là không miễn giảm thuế đối với các mặt hàng rượu, bia, thuốc lá…

Các biện pháp tạo thuận lợi cho người, hàng hóa và phương tiên qua lại hai bên biên giới còn hạn chế. Một số nguồn tin từ phía Lào cho thấy, hàng hóa của các nhà đầu tư Việt Nam khi nhập khẩu về Việt Nam không qua cửa khẩu biên giới 2 nước mà lại đi qua đường cảng biển của Thái Lan để về TP. HCM do sự bất cập và những nhiễu trong công tác quản lý cửa khẩu của các đơn vị chức năng khiến chi phí tăng cao.

Việc phối hợp trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại còn nhiều hạn chế, một phần do địa hình biên giới phức tạp, phân bố dân cư, khó khăn về kinh tế của vùng biên giới và một phần do sự chồng chéo, vướng mắc trong các văn bản quy định của pháp luật và sự khác biệt trong chính sách quản lý của mỗi nước.

Mục tiêu năm 2016 là đưa kim ngạch thương mại 2 chiều Việt Nam – Lào lên khoảng 2 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2015.

Để đạt được mục tiêu này, Ban chỉ đạo thương mại biên giới Trung ương kiến nghị, cần cụ thể hóa những hợp tác chính sách nhằm thực hiện có hiệu quả Hiệp định thương mại biên giới Việt Nam – Lào và Hiệp định thương mại Việt Nam – Lào trong năm 2016; Bộ Giao thông vận tải xem xét bổ sung cặp cửa khẩu quốc tế La Lay (Quảng Trị) vào Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam – Lào…

Gọi ngay
Chỉ đường